Nhà sàn là kiểu nhà được nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam sử dụng Bắc – Trung – Nam nơi nào cũng có, tùy vậy nó không tạo nên sự nhàm chán đối với những người say mê tìm hiểu, vì ngoài những nét chung thì mỗi dân tộc lại có lịch sử phát triển với những biến đổi sự hình thành khác nhau và còn căn cứ vào đặc điển địa hình cư trú cũng như quan niệm truyền thống của dân tộc đó.
Nói đến nhà ở của người Xứ Lạng, ta hình dung ra ngay những nếp nhà sàn đơn sơ, mộc mạc, nằm yên bình trong thung lũng đá vôi, bên khe núi … với kiến trúc không nhầm lẫn vào đâu được, được thêu dệt bởi những câu truyện kỳ bí ngay từ thủa xưa.
Truyền thống của người Tày Xứ Lạng, không thể không nói đến nhà sàn. Từ thủa khai thiên lập địa khi con người còn ăn hang ở lỗ, cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, sau khi tìm được lửa, đẻ bát, đẻ sành, đẻ ninh, đẻ dầu, đẻ đèn ….. có lẽ người Tày đã có nhà sàn. Người ta nói, ngày xưa khi trời đất sinh ra con người, thì cũng đã sinh ra nơi ăn chốn ở cho họ, và ngôi nhà sàn đã gắn vơi dân tộc tày từ đó. Mái ngói âm dương, bếp lửa, bàn thờ tổ tiên, nơi phơi phóng … và cả những chỗ vui chơi được gắn với nhà sàn.
Về mặt tâm linh, người Tày quan niệm có trời trên cao dành cho các vị thần linh; đất dành cho những người đã mất, con người giữa trung tâm trời và đất.
Ngoài tích truyện và quan niệm cổ truyền, nhà sàn người Tày còn thể hiện tính thực tế khi làm ngôi nhà sàn. Căn cứ vào địa hình vùng rừng núi nhiều miền núi dốc, ẩm thấp, thú dữ, mưa lũ nhiều, nên làm nhà sàn vừa có thể tránh lũ, tránh thú dữ vừa cao ráo, thoáng mát, cuộc sống an toàn hơn. Xét theo quan niệm duy vật thì có lẽ đây mới chính là yếu tố chính quyết định kiến trúc ngôi nhà sàn. Như dù xét ở góc độ nào thì ngôi nhà sàn người Tày đều thể hiện được tính ưu việt, đa năng, hữu dụng của nó.
Kiến trúc và họa tiết trang trí truyền thống nhà sàn Tày rất đơn giản không cầu kỳ như nhà sàn một số dân tộc khác, nguyên liệu cơ bản dựa trên những thứ sẵn có trong tự nhiên như: gỗ, tre, nứa, lá, kết hợp với một chút đất đá. Khung nhà sàn được hình thành trên cơ sở các vì trung gian. Đây là loại vì bốn cột: hai cột cái bên trong, đầu cột đấu vào quá giang và đôi đòn tay cái; hai cột cái bên ngoài khớp với chân kèo, cả bốn cột được gia cố liên kết nhau bởi dầm sàn nên càng thêm chắc chắn.
Nhà có bốn mái hoặc hai mái dốc hình mu rùa. Mái được nâng đỡ bằng một bộ xương các vì kèo, được gá tường chừng rất lỏng lẻo vào các vì cột bằng cách sử dụng các khóa hãm. Sàn nhà được làm bằng gỗ hoặc bằng tre. Sàn vừa để ở, vừa đặt bếp, trên sàn để thóc lúa, gầm sàn là nơi cất giữ công cụ lao động, củi đun, nhốt trâu bò, lợn gà, đặt máng vò lúa, cối xay, giã gạo.
Cầu thang chính đặt ở đầu hồi bên phải, nối lên gian nhà ngoài. Cầu thang phụ thường để phía sau. Nói về ngôi nhà sàn còn nhiều có lẽ, trong khuôn khổ bài viết chưa nói hết được.
Ngôi nhà sàn hiện nay, mặc dù chưa mất, nhưng đã không còn giữ được nét duyên xưa./.
Kiếm ảnh nhà sàn khác đi anh ạ, trông cái này xấu quá, ha ha
Trả lờiXóaĐã thay anh khác rồi. Đây là mẫu nhà điển hình của người Tày
Trả lờiXóa