29 thg 11, 2011

CÁC BẠN NỮ CẨN THẬN NHÉ : “ Cạm bãy từ thứ thần dược: Tình yêu chết người ”

Các bạn nữ cẩn thận nhé : “ Cạm bãy từ thứ thần dược: Tình yêu chết người ” đây là tựa đề một bài viết trên Báo điện tử Công An thành phố Hồ Chí Minh ( Thứ ba, 29/11/2011 02:13 )
Xin trích nguyên văn góp phần cảnh báo mọi người:
“ Thời gian gần đây, dân chơi Sài thành đang kháo nhau về một loại thuốc gây mê kích dục được chào mời rầm rộ trên thị trường: chỉ cần ngửi mùi hương này, nhiều cô gái sẽ cảm thấy bứt rứt và sẵn sàng đánh mất “cái nghìn vàng” trong chớp mắt. Tác dụng của nó nhanh gọn và vượt xa những loại thuốc kích dục trước đây như kẹo sing gum, thuốc bột kích dục, lọ nước thần kỳ...
“Nổ” vang trời
Lạc vào một trang web quảng cáo sexshop, chúng tôi choáng váng vì lọ thuốc mê kích dục Quick (được bán với giá từ 650 đến 700 nghìn đồng/chai 10ml) đầy rẫy những lời rao hấp dẫn.
Để tìm hiểu thêm, trong vai người đang cần gấp thứ “thần dược tình yêu” tuyệt hảo theo lời quảng cáo kiểu như trên, chúng tôi gọi người bán theo số điện thoại 098 576... Đầu dây bên kia là một thanh niên tên Dũng. Sau một hồi dò xét, thấy chúng tôi cũng khá am hiểu các “công cụ hỗ trợ” về tình dục, Dũng bắt đầu oang oang: “Loại này mà đại ca dùng thì “sướng” ngất ngây luôn, nếu muốn chiêu dụ em nào lại càng đơn giản hơn nữa, vì nó được ngụy trang rất kín đáo. Chiến hữu của em mới mang về từ Mỹ. Có Quick thì muốn em nào cũng được ngay”.
Theo hướng dẫn của Dũng, loại này chỉ cần hít phải mùi hương là cô gái sẽ bị kích thích rất mạnh, mất cả tự chủ. Công thức sử dụng lại càng đơn giản, chỉ cần xịt vào người đối phương, cho họ hít vào, vài giây sau là cảm giác ham muốn bùng lên. Hiện Quick đang được dân chơi rất ưa chuộng. Nếu đồng ý mua, anh ta mang đến tận nơi để giao hàng.
Lấy cớ thoái thác, chúng tôi hẹn sẽ gọi cho Dũng khi có đủ tiền để mua hàng. Sau đó, trong vai tay chơi, chúng tôi tấp vào một quầy thuốc tây nằm trên đường L.B.B để hỏi mua Quick. Lúc đầu, người bán giới thiệu với chúng tôi các loại kẹo cao su, lọ nước kích dục... Nhưng khi chúng tôi yêu cầu loại mới, người bán buộc lòng phải mang ra. Cô dược sĩ mặc áo blouse trắng ngó trước nhìn sau rồi lấy trong tủ ra một lọ nước hiệu Quick. Cũng giống y chang trên mạng, nhưng ở đây thì giá đội lên gần tới một triệu đồng. “Loại này mà em nào ngửi được thì chỉ có cách là... đòi cậu đưa đi khách sạn” - người bán lém lỉnh mách nước. Khi chúng tôi chuẩn bị rời khỏi quầy thì gặp một gã đàn ông mặc áo sơ mi lòe loẹt, xịt nước hoa nồng nặc, tấp vào tiệm để hỏi mua lọ nước Quick. Sau khi đưa tiền xong, gã cười nhếch mép, nghêu ngao hút gió rồi nổ máy rồ ga phóng vun vút trong bóng đêm tĩnh mịch. Người bán kể: “Lúc trước, anh ta hay vào đây để tiêm một liều thuốc tăng lực chốn phòng the. Từ ngày ra đời loại thuốc mê kích dục này, cứ hai tháng là anh ta ghé tiệm mua một lần. Lâu lâu lại thấy anh ta đưa “nạn nhân” đến để mua que thử và hỏi chỗ phá thai chui nữa”. 
Cạm bẫy chực chờ
Khi các phương tiện truyền thông phản ánh những chiêu lừa tình dưới dạng kẹo, hoặc nước uống... nhiều cô gái đã cảnh giác trong việc tiếp xúc những người mới quen tại các quán cà phê. Tuy nhiên, khi loại thuốc mê kích dục này ra đời, nhiều thiếu nữ đã bị  sập bẫy một cách đau đớn. Đặc biệt là trong trường hợp nhiều dân chơi chuyên nghiệp dùng loại thuốc mê kích dục có mùi hương “chết người” này bơm vào lọ nước hoa sành điệu để ngụy trang, thì các cô gái chỉ còn cách “lâm trận”. Được biết, phần lớn các loại thuốc kích dục dạng này đều được nhập lậu và có xuất xứ không rõ ràng.
Thủy - nhân viên văn phòng một công ty tại Q10 - chua xót kể lại sự việc trong nước mắt. Khi trưởng phòng của cô ta đi công tác nước ngoài về đã hẹn gặp Thủy ra một nhà hàng sang trọng để dùng bữa tối. Thủy diện bộ đầm thật đẹp. Sếp Thủy cũng vận một bộ comple chỉnh chu, lịch lãm. Sau ly rượu vang đỏ, sếp Thủy tặng cho Thủy một món quà nhỏ. Thủy từ tốn mở hộp quà và thích thú với chai nước hoa hàng hiệu. Sếp Thủy còn nhắc khéo: thử xịt và ngửi mùi xem có thích không. Tuy nhiên, chỉ ít lâu sau đó, Thủy thấy cơ thể nóng ran, tự dưng ham muốn trỗi dậy và ngoan ngoãn làm theo sự sắp xếp của sếp. Khi tỉnh dậy, Thủy bàng hoàng khi trên người không còn một mảnh vải che thân.
Chung tâm sự buồn với Thủy, Hạnh - sinh viên năm hai đại học - cũng mắc bẫy tình của bạn trai. Mỗi lần đi chơi, dù bạn trai hay đòi hỏi “chuyện ấy” nhưng Hạnh đã kiên quyết cự tuyệt với lý do không chấp nhận “ăn cơm trước kẻng”. Trong một lần đi xem phim, cậu ta rút trong túi quần ra một chai nước hoa tặng cho Hạnh. Quá bất ngờ trước sự ga lăng của anh chàng, Hạnh muốn thử mùi hương. Bỗng nhiên, cơ thể thay đổi đột ngột. Khi bạn trai đòi chở vào khách sạn, Hạnh nhanh chóng gật đầu. Sau đó, Hạnh phải gánh chịu một hậu quả nặng nề khi đã trót mang thai. Sợ gia đình, bạn bè biết chuyện, Hạnh quyết định phá thai trong nỗi đau giằng xé.
Theo một bác sĩ, trong thành phần của loại thuốc mê kích dục này có chứa một loại chất độc hại thường sử dụng cho động vật, giúp kích dục cho chúng giao phối và sinh sản. Tuy nhiên, khi sáng chế ra thuốc kích dục thì nó được dùng như một loại thuốc phiện nhẹ, mang lại sự hưng phấn tức thời và khả năng kích dục mạnh mẽ. Loại thuốc mê này có thể để lại những tác dụng phụ ghê gớm như chết người (nếu dùng quá liều), giãn mạch máu, tụt huyết áp, rối loạn thần kinh...
Trước nạn buôn bán thuốc kích dục tràn lan như hiện nay, thiết nghĩ cơ quan chức năng cần phải có biện pháp ngăn chặn, kiểm soát kịp thời để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra. Để không sập “bẫy tình” một cách oan uổng, các cô gái cần phải hết sức cẩn trọng, nếu chủ quan thì chỉ cần một phút mất cảnh giác sẽ gánh lấy hậu quả rất lớn ”

   

Cơn sốt đỉa, ốc bươu vàng

Từ giữa năm nay, việc thu mua đỉa, ốc bươu vàng để bán sang Trung Quốc đã rộ lên khá mạnh ở TP.HCM và nhiều tỉnh thành khác.
Ồ ạt gom đỉa...
Nhiều tháng nay, khắp các tỉnh như Lào Cai, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên… rộ lên “cơn sốt” đỉa. Đỉa được thương lái mua với giá hời khiến nông dân ra sức bắt và lên kế hoạch gây nuôi với số lượng lớn. Rất nhiều thương lái ở tận huyện Kim Thành (Hải Dương) hằng ngày vẫn đi thu gom đỉa với giá 10.000 đồng/con. Để tìm hiểu thêm, chúng tôi tìm được trên trang web rao vặt một phụ nữ có nickname nhanonghp đang rao nhận thu gom đỉa khô với số lượng không hạn chế. Qua điện thoại, thương lái trên thừa nhận thu gom đỉa khô với giá 1,3 - 1,5 triệu đồng/kg để bán lại cho người khác mang qua cửa khẩu sang Trung Quốc. “Nghe đâu là làm thuốc, tôi cũng chẳng rõ” -  nhanonghp cho biết.
Sau khi có thông tin đỉa được thu mua với giá trên 1 triệu đồng/kg, ở nhiều nơi thuộc Sơn La và các tỉnh miền Trung, nông dân thi nhau đi bắt đỉa. Nhiều người còn cho biết, đỉa được mua với giá cao như vậy thì họ có thể lập trại nuôi đỉa. Hiện giá bán được rao ở các trang mua bán trực tuyến của Trung Quốc khoảng 500 - 700 nhân dân tệ (1,5 - 2,1 triệu đồng/kg).
Từ các tỉnh phía Bắc, phong trào thu mua đỉa đã lan đến TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Mới đây người dân H.Hóc Môn đã hoang mang vì đỉa xuất hiện quá nhiều. Nhiều người dân ở xã Tân Xuân, Hóc Môn cho biết, ở khu vực này có 1 hộ chuyên thu mua đỉa đã gần một năm nay. Họ thu gom đỉa từ khắp các vùng lân cận, nhiều nhất là các mối ở Tây Ninh với giá 80 - 150 ngàn đồng/kg. Thấy lợi, nhiều hộ dân ở Tây Ninh còn nuôi đỉa ngay trong ao hồ để mang bán. Đến nay, chủ hộ thu mua đỉa nói trên bị đình chỉ hoạt động nhưng nỗi lo của người dân trong khu vực nuôi đỉa trước đây vẫn chưa được giải tỏa.
Chiều 25.11, chúng tôi đã đến vùng nuôi đỉa của hộ kinh doanh đỉa nói trên. Ông H. - một người dân địa phương - bức xúc: “Ngoài đỉa, hộ này còn thu mua cả ốc bươu vàng. Cứ Trung Quốc mua gì họ thu mua thứ ấy. Giống đỉa thì ai cũng thấy sợ chứ nói gì đến trẻ con. Tôi cho con ở trong nhà suốt, không dám cho ra ngoài chơi. Hôm rồi có ông vừa bước xuống ruộng hái rau muống là đỉa bám hút máu đỏ tươi”. Ông Đoàn Hữu Nghĩa - người dân ấp Chánh 1, xã Tân Xuân chỉ tay xuống đám ruộng - nói: “Họ mới cày xới rải vôi chừng 2-3 ngày gần đây thôi. Trước đây ruộng này đỉa nhiều vô kể, chỉ cần lấy cây chọt chọt mấy cái đỉa bơi tới lúc nhúc. Con nào cũng to bằng ngón tay, trời mưa đỉa theo nước vào cả nhà dân”.

Nguy cơ
GS-TSKH Đặng Huy Huỳnh - Chủ tịch Hội Động vật học VN - bức xúc: “Câu chuyện thương nhân Trung Quốc thu mua đỉa và ốc bươu vàng cũng na ná như việc họ đã vét sạch mèo ở khắp các làng quê những năm 90. Chuột bùng phát một phần do thiếu mèo, đến mức Thủ tướng Chính phủ đã phải ra chỉ thị về những biện pháp cấp bách phòng trừ chuột, bảo vệ mùa màng. Rồi là các câu chuyện thương nhân Trung Quốc lùng sục mua gỗ sưa, râu ngô, gốc chè san tuyết hằng trăm năm tuổi...”.
TS Bùi Quang Tề - nguyên Viện trưởng viện Nuôi trồng Thủy sản 1 - cảnh báo: “Là nhà khoa học tôi không biết người ta mua đỉa để làm gì, nó cũng quá khó lý giải giống như mục đích họ mua gỗ sưa. Tôi cho rằng, họ mua đỉa cũng giống như mua mèo trước đây. Bà con mình không nên nuôi ồ ạt để rồi lại phải gánh chịu sự thua thiệt”.

Ông Nguyễn Sĩ Phước - Phó chủ tịch Hội Nông dân H.Hóc Môn - cho biết: “Khi người dân địa phương phát hiện và báo thì UBND xã Tân Xuân đã làm việc với hộ thu mua đỉa, cấm luôn nên họ ngưng thu mua đỉa lâu rồi. Tuy nhiên những con đỉa mùa khô họ thảy ra ngoài đến mùa mưa phát triển nhanh ra khu dân cư. Địa phương đã tổ chức rải vôi lên đất để diệt đỉa, nhưng những con đỉa sống trong ngóc ngách, không thể rải vôi trúng vẫn tiếp tục sinh sôi".
...và ốc bươu vàng
Trao đổi với chúng tôi ngày 25.11, ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch UBND xã Long Phú (H.Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), cho biết hiện nay nước lũ đang rút, ốc bươu vàng không còn nhiều nên người dân ít đi bắt. Vài tháng trước, người dân đi bắt ốc bươu vàng bán cho các vựa ốc, mỗi ngày kiếm được gần 100.000 đồng/người. Theo ông Đặng Ngọc Giao - Phó giám đốc Sở NN-PTNT Hậu Giang, khi vừa hay tin các vựa, lái thu gom ốc bươu vàng, Sở đã kiểm tra và thấy có hiện tượng ốc bươu vàng bị cắt đầu bỏ vỏ bán cho thương lái với giá từ 10.000 - 12.000 đồng/kg. Ông Dương Văn Ni - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hòa An, Đại học Cần Thơ rất băn khoăn về lý do Trung Quốc gom mua thịt ốc bươu vàng. Nếu đóng gói làm thức ăn cho gia súc gia cầm thì không đáng lo. Nhưng không thể loại trừ nguy cơ Trung Quốc chế biến ốc thành thực phẩm và bán ngược lại vào Việt Nam.
Nguồn gây bệnh cho vật nuôi
Theo lương y Trần Văn Quảng, Hội Đông y Việt Nam, trong đông y con đỉa còn gọi là thanh điệt, một trong những vị thuốc giúp thông máu, làm tan vết bầm, sưng, giải máu ứ đọng. Ngoài ra, với y học hiện đại ngày nay, thanh điệt được phối chế với nhiều loại thuốc khác để điều trị nhiều loại bệnh liên quan đến tắc nghẽn mạch máu, ứ trệ máu… Tuy nhiên, dùng loại này rất nguy hiểm, nếu tự ý dùng bừa bãi sẽ gây những tác hại khôn lường. Bởi trong quá trình đốt, tán đỉa không làm chết hết các tế bào, khi người bệnh uống, tế bào còn sót lại sẽ sinh trưởng và lớn lên thành con đỉa ở trong người bệnh.
Còn theo Hội Động vật học Việt Nam, đỉa là loài rất nguy hiểm do dễ sinh sôi nảy nở trong mọi điều kiện. Đặc biệt, ở những vùng đồng ruộng chiêm trũng. Trong khi đó, để tiêu diệt con đỉa rất khó, ngay cả việc đốt cháy, nếu không cháy hết còn sót lại một vài tế bào, gặp điều kiện thuận lợi cũng có thể phát triển thành một con đỉa bình thường. Đặc biệt, khi người dân đua nhau nuôi đỉa thì không thể kiểm soát được đỉa tràn ra môi trường, trở thành tai họa, giống như hiện tượng nuôi ốc bươu vàng, chuột hải ly, rùa tai đỏ…
Viện trưởng Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (Viện KHCN VN) - PGS-TS Lê Xuân Cảnh cho hay: “Người dân hay làm theo phong trào vì lợi ích kinh tế trước mắt, mà không nghĩ đến hậu quả. Nếu người dân nuôi đỉa tràn lan không kiểm soát sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến cân bằng môi trường sinh thái. Muốn tiêu hủy đỉa cần phải ngâm cồn rồi đốt thì đỉa mới chết”.
TS Bùi Quang Tề - nguyên Viện trưởng Viện Nuôi trồng thủy sản 1 - nhận định: Nuôi đỉa ồ ạt thì dễ nhưng lợi đâu chưa thấy, hại thì đã quá rõ ràng. Đỉa là loài ký sinh, sống chủ yếu bằng việc hút máu của các động vật khác, kể cả con người. Chỉ cần tạo điều kiện tốt về nhiệt độ và được cung cấp đầy đủ thức ăn, đỉa sẽ phát triển đến mức không thể tưởng tượng nổi. Nguy hiểm hơn, đỉa là vật chủ trung gian lây ký sinh trùng đơn bào (gọi là tiên mao trùng) gây nguy hiểm cho động vật. Những đợt dịch trên các vật nuôi do đỉa sinh sôi quá mức trong một khu vực nhất định gây ra như: cá rô phi tại Quảng Ninh, cá bống bớp tại Nam Định, cá he ở miền Nam… bị chết hàng loạt. Thậm chí ở Khánh Hòa, đỉa còn tấn công và giết chết cả cá sấu giống. Ngoài ra, đỉa sinh sôi quá mức sẽ gây mất cân bằng sinh thái.  
Q.Thuần - H.Việt - Q.Duẩn - T.Dũng
( Nguồn thanh niên online )

28 thg 11, 2011

Kinh doanh du lịch qua Internet “đất vàng bị bỏ ngỏ”


Nhiều chuyên gia thương mại điện tử đã đưa ra nhận định internet là “ miếng đất vàng còn đang bị bỏ ngỏ trong kinh doanh du lịch Việt Nam”.
Thời đại số, khi mà rất dễ dàng chỉ với một chiếc máy tính, Ipad, điện thoại di động hoặc một thiết bị điện tử nào phù hợp là có thể kết nối truy cập và tìm kiếm mọi thông tin trên internet. Thế nhưng dường như ngành du lịch vẫn đang bỏ ngỏ cánh cửa internet trong khi tận dụng hình quảng cáo lan tỏa trên internet nhiều doanh nghiệp, loại hình kinh doanh đã thu được những thành công lớn.
Ngày này khi nghĩ đến việc chuẩn bị một chuyến du lịch phần đông du khách thường tìm kiếm các thông tin về nơi sẽ đến, địa danh nào đẹp, quán ăn nào ngon, khác sạn nào tốt trên internet rồi tự lên kế hoạch, sắp xếp lịch trình, lựa chọn các dịch vụ có phù hợp nhất với gia đình mình. 
Thực tế việc tìm đến thông tin từ các công ty lữ hành là phương án cuối cùng khi du khách chưa tìm hoặc sắp xếp được một lịch trình phù hợp.
Khi phóng viên đưa ra câu hỏi “Bạn thường tìm thông tin cho chuyến du lịch của mình từ đâu?” cho 15 người là dân văn phòng thì chúng tôi nhận được câu trả lời của 14 người là qua internet và chỉ 1 người tìm đến tư vấn các tour du lịch tại các hãng. 
Chị Triệu Thanh Tú nhân viên Công ty Nissan cho biết: “Tôi làm cho công ty của Nhật nên thường có 2 kì nghỉ dài ngày là nghỉ hè và nghỉ đông. Trước kia, mỗi kì nghỉ thường gọi các công ty du lịch tới đặt tour cho cả công ty theo lịch trình có sẵn, nhiều khi có người không thích vẫn phải đi. Nhưng bây giờ phần lớn mọi người đều chủ động tìm kiếm trên internet các thông tin về các điểm du lịch các nơi rồi liên hệ đặt phòng khách sạn, đặt vé xe, máy bay theo sở thích cá nhân, gia đình, mà không cần đặt tour trọn gói qua các công ty du lịch, tha hồ thăm thú, tụt tạt các nơi mà không sợ lạc đoàn, ảnh hưởng tới mọi người…”
“Tuy nhiên, thông tin, hình ảnh về các điểm du lịch, khu nghỉ mát, khách sạn, nhà hàng ở Việt Nam còn thiếu quá. Có chăng chỉ lên mấy diễn đàn để học kinh nghiệm của những ai đã đi rồi chia sẻ chứ muốn tìm hiểu trực tiếp, liên hệ trực tiếp phải lần mò rất lâu.”
Những thông tin chủ yếu về du lịch Việt Nam có thể tìm được trên internet.
Thực tế ở nước ta hiện nay việc quảng cáo, tiếp thị du lịch, khách sạn trên internet vẫn còn ít ỏi, chưa đa dạng. Các trang web mới chỉ là thông tin chung chung, phục vụ chủ yếu cho du khách trong nước, chưa có nhiều trang web phục vụ cho đối tượng nước ngoài, nhất là các dịch vụ về du lịch. Trong khi nhu cầu tìm kiếm của cư dân mạng, khách du lịch về thông tin du lịch lại vô cùng nhiều.
Nhiều chuyên gia thương mại điện tử đã đưa ra nhận định internet  là “ miếng đất  vàng còn đang bị bỏ ngỏ trong kinh doanh du lịch Việt Nam”.
Theo số liệu thống kê từ Google, trong năm 2010 và những tháng đầu năm 2011, trung bình có khoảng 600.000 đến 800.000 lượt tìm kiếm khu nghỉ dưỡng tại Việt Nam qua Internet. Vào những tháng cao điểm, con số này còn tăng đến hơn 1 triệu lượt. 
Ngoài ra, nhu cầu tìm kiếm khách sạn, tour tuyến trên Internet cũng đạt từ 2-3 triệu lượt/tháng. Đặc biệt, việc tìm kiếm tour du lịch chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt từ 5-7 triệu lượt/tháng. Thế nhưng nếu nhìn trên thực tế thì số lượng người tìm được thông tin cần thiết, bổ ích cho chuyến du lịch của mình không nhiều.
Chia sẻ quan điểm của mình anh Kiên nhân viên một công ty truyền thông cho biết: “ Tôi là “dân phượt, kiểu du lịch theo đoàn chỉ đâu đi đấy, bảo đâu ăn đấy, cưỡi ngựa xem hoa qua lâu rồi. Giờ phần lớn người định đi du lịch thường tự tìm hiểu thông tin về nơi mình sẽ đến trên internet rồi khoác ba lô lên vai là lên đường. Nhưng nói thật thống tin du lịch Việt Nam trên internet còn thiếu, ít và chung chung quá. Muốn tìm thông tin du lịch ở Việt Nam còn khó hơn cả tìm thông tin đi Thái Lan, Malaysia, Singapore…”
“Internet là kho tài nguyên vô tận, các khu du lịch, điểm du lịch, địa phương chỉ cần đưa thông tin, giới thiệu hình ảnh đẹp, những nét đặc biệt độc đáo của riêng mình lên đó thì dù ở bất cứ đâu du khách cũng có thể biết tới và tìm đến. Đây là một lợi thế mà du lịch Việt Nam còn chưa tận dụng được.”
Vịnh Hạ Long - thắng cảnh du lịch nổi tiếng của Việt Nam được đánh giá cao trong cuộc bình chọn “7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới” đang vào hồi kết.
Việt Nam với hơn 23 triệu người dùng internet là một thị trường đầy tiềm năng cho quảng cáo online (quảng cáo trực tuyến). Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch cho rằng, quảng bá trực tuyến là một kênh mà ngành du lịch Việt Nam không thể bỏ qua.
Nhờ có internet, du khách có thể tiếp cận được "tận gốc" các dịch vụ hay tìm đến các khách sạn, khu nghỉ có ưu đãi, có khuyến mãi. Chính vì điều này, xác khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, các địa phương nên tăng cường quảng bá tiếp thị trên internet.           
Thực sự không oan khi nói rằng: “Du lịch Việt Nam chưa biết cách kinh doanh, quảng cáo online. Chính vì vậy, việc tiếp thị hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam cũng như các địa danh "có một không hai" trên internet hiện vẫn chưa phát huy được tiềm năng của loại hình quảng cáo hết sức hiệu quả này. Đây chính là một điểm yếu lớn và đáng tiếc lớn đối với du lịch Việt Nam. 
Theo tầm nhìn nét

Quăng lưới đánh cá bắt người vi phạm giao thông

Nếu người vi phạm giao thông không dừng lại theo hiệu lệnh sẽ bị cảnh sát... quăng lưới vào bánh sau hoặc gầm xe. Biện pháp này đang được Công an thành phố Thanh Hoá áp dụng.
Thực hiện chỉ thị 04 của UBND thành phố Thanh Hóa về đảm bảo trật tự an toàn giao thông và trấn áp một số loại tội phạm, công an thành phố đã huy động 150 dân phòng kết hợp với các lực lượng cảnh sát chia thành 20 nhóm để chốt chặn tại những điểm nóng. Các nhóm này đều mang theo lưới đánh cá bắt người vi phạm giao thông.
Lưới được sử dụng là loại cước sợi nhỏ được cuộn lại, một đầu quấn với một vật nặng, thường là gạch đá. Tại các chốt chặn, dân phòng đều trong tư thế cầm lưới sẵn sàng quăng. Khi thấy người vi phạm giao thông không dừng lại theo hiệu lệnh, cảnh sát sẽ giơ tay ra hiệu và dân phòng lập tức ào ra quăng lưới vào gầm xe.
Nếu quăng chính xác vào phần sau xe, đoạn lưới sẽ cuốn vào bánh sau. Sau một lúc loạng choạng, chiếc xe sẽ từ từ dừng lại. Cảnh sát giao thông sẽ đến lập biên bản đối với chủ phương tiện, nếu lỗi nhẹ thì có thể gỡ lưới tại chỗ và cho đi, lỗi nặng thì đưa xe vi phạm về trụ sở để xử lý.
Từ khi cảnh sát giao thông TP Thanh Hóa sử dụng biện pháp này, người dân bàn tán rất nhiều. Nhiều người ủng hộ vì đó là phương án hiệu quả để giữ trật tự an toàn giao thông. Tuy nhiên, một số phản đối kịch liệt vì cho rằng nó có thể gây tai nạn cho người vi phạm.
“Tôi không ủng hộ biện pháp này vì quá nguy hiểm. Ban ngày, đường khá tấp nập nên việc quăng lưới chiếc xe vi phạm sẽ rất dễ gây tai nạn cho xe khác", ông Lê Văn Quang, chủ một quán giải khát trên đường Trường Thi nói. Ông Quang cũng cho rằng biện pháp này thiếu tính nhân văn và làm xấu hình ảnh của những người thi hành công vụ.
Trực tiếp xử lý người vi phạm giao thông bằng biện pháp quăng lưới, trung tá Mỵ Duy Xuân, Đội trưởng Đội cảnh sát giao thông Công an thành phố Thanh Hóa cho biết, từ khi thực hiện, Đội đã bắt giữ 21 trường hợp chạy môtô đánh võng, lạng lách, tốc độ cao. Khi bắt giữ, chưa có trường hợp nào bị tai nạn phải nhập viện và không gây tai nạn cho người tham gia giao thông.
"Sau gần một tháng triển khai, chúng tôi chưa nhận được ý kiến phản ứng của người dân”, ông Xuân nói và khẳng định lưới đánh cá là công cụ hỗ trợ, biện pháp cuối cùng khi người vi phạm chống hiệu lệnh dừng xe của cảnh sát. Trước đó, công an đã sử dụng rào chắn, vây bắt, bắn sơn… nhưng không đem lại hiệu quả.
Theo thượng tá Lê Văn Ngọc, Phó trưởng phòng Công tác chính trị và Công tác quần chúng Công an tỉnh Thanh Hóa, biện pháp này là một sáng kiến độc đáo của Công an TP Thanh Hóa, được áp dụng rộng rãi ở thành phố từ ngày 28/10 trong đợt cao điểm xử lý trật tự an toàn giao thông theo Chỉ thị 04 của Thành ủy.
“Có thể nói đây là biện pháp hữu hiệu nhất từ trước tới giờ trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Nó rất an toàn nếu lưới được quăng chính xác vào bánh sau. Tuy nhiên, nếu người vi phạm đi với tốc độ cao và cố lết để bỏ chạy thì có thể không tránh được việc té ngã. Tôi có nghe có một số người vi phạm bị xây xát nhẹ chứ chưa có tai nạn nào đáng tiếc xảy ra”, thượng tá Ngọc khẳng định.
Cũng theo thượng tá Ngọc, dù lãnh đạo tỉnh đã thông qua chủ trương cho phép thực hiện việc tung lưới bắt người vi phạm nhưng một số khác vẫn còn băn khoăn hoặc không ủng hộ. “Chúng tôi đã có văn bản báo cáo lên Bộ Công an xin ý kiến chỉ đạo, nhưng có lẽ chính lãnh đạo Bộ cũng đang cân nhắc nên chưa có phản hồi”, ông Ngọc cho biết.
Lê Hoàng
( Nguồn VnExpress.net )

Phải biết cách làm ăn với Trung Quốc

Rủi ro khi làm ăn tại thị trường Trung Quốc không ít nhưng nếu có chiến lược riêng, lâu dài và bài bản thì doanh nghiệp VN hoàn toàn có cơ hội khai thác từ thị trường đông dân nhất thế giới này.
Làm ăn với Trung Quốc (TQ) không phải là câu chuyện mới và gần đây xới lại, nhận được nhiều quan tâm hơn khi ngày càng nhiều doanh nghiệp VN trụ vững tại thị trường này.
Chưa bán đã bị làm giả
Những doanh nghiệp đã và đang làm ăn tại TQ đều có chung một tình cảnh: đưa hàng sang bán những tháng đầu rất tốt, hàng chạy ro ro nhưng cứ sau vài tháng hàng giả, hàng nhái tràn lan. Thậm chí những mặt hàng VN chưa chính thức có mặt trên thị trường này nhưng được đánh tiếng chất lượng tốt lập tức cũng bị nhái.
Ông Lê Văn Trí, phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp cao su miền Nam (Casumina), nói làm ăn ở TQ một thời gian dài nhưng đến nay các sản phẩm vỏ ruột xe của Casumina chủ yếu bán được ở biên mậu với TQ chứ không qua đường chính ngạch do thuế suất cao. Casumina chưa hề phát triển hệ thống phân phối ở đây thì sản phẩm đã bị các nhà sản xuất TQ làm giả để bán sang nước thứ ba. Là quốc gia chiếm 20% sản lượng của thế giới, ngành vỏ xe Trung Quốc phát triển nhanh chóng nhưng nhà sản xuất TQ vẫn thích làm hàng nhái cho dễ bán.
Cũng chinh chiến nhiều năm tại thị trường TQ, đại diện Công ty Kềm Nghĩa chia sẻ: “Hồi mới xâm nhập thị trường TQ, công ty cũng bị mất thương hiệu bởi chính nhà phân phối, đối tác. Họ làm nhái sản phẩm, sao chép nguyên xi màu sắc, thiết kế nhận diện thương hiệu, thậm chí còn đăng ký bảo hộ thương hiệu tại TQ. Sau này Kềm Nghĩa mới tá hỏa đi đòi lại thương hiệu, thì nhận được câu trả lời từ cơ quan chức năng: “không có gì chứng minh thương hiệu đó là của Kềm Nghĩa”.
Chấp nhận mất thương hiệu cũ, Kềm Nghĩa phải thay đổi hoàn toàn hệ thống nhận diện thương hiệu và chủ động đăng ký quyền bảo hộ, thông báo rộng rãi đến người tiêu dùng qua báo chí, phương tiện truyền thông.
Kể câu chuyện những ngày đầu vào thị trường này, ông Nguyễn Lâm Viên, giám đốc Công ty Vinamit, nói ở TQ không làm nhái mà thường làm giả luôn! Làm ăn với TQ từ năm 1997, Vinamit sở hữu thương hiệu Đức Thành và đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho tên tiếng Việt nhưng quên đăng ký tên tiếng Anh. Vậy là bị mất!
Sau cú vấp đó, Vinamit có thêm nhiều bài học làm ăn: bám thị trường và xây dựng đội ngũ quản lý tại chỗ chưa đủ, điều tiên quyết là cần phải chuyên nghiệp đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, đăng ký chất lượng sản phẩm.
“Không bán cái rẻ”
Theo ông Lê Văn Trí, thị trường TQ phần lớn là doanh nghiệp tư nhân, quy mô nhỏ, không chú trọng nhiều đến thương hiệu, tiếp thị mà khá nhạy cảm với thuế và giá cả. Nếu doanh nghiệp VN có chiến lược đầu tư bài bản, tìm thị trường ngách và nắm vững một số tâm lý tiêu dùng thì thị phần hàng Việt tại đây hoàn toàn có cơ hội tăng lên.
Trở về từ hội chợ ASEAN Expo diễn ra tại Nam Ninh (TQ) cuối tháng 10-2011, đại diện Công ty sản xuất hàng tiêu dùng Bình Tân - Bita’s chia sẻ người tiêu dùng TQ rất thích các sản phẩm VN vì độ bền và sự chắc chắn, doanh thu tại hội chợ tăng vọt bất ngờ. Triển khai tại thị trường TQ từ năm 1995, từ xu thế đi tìm nguyên liệu cho giày dép, Bita’s đặt câu hỏi “tại sao chỉ mua nguyên liệu mà không trụ lại bán thành phẩm?”.
Ông Đỗ Long, tổng giám đốc Bita’s, nói những ngày đầu Bita’s cũng đối mặt với hàng tá khó khăn như phải chọn sản phẩm chủ lực, gầy dựng mạng lưới nhân sự, rủi ro trong thanh toán và quy đổi ngoại tệ từ tiền đồng và nhân dân tệ, chưa kể bị lệ thuộc bán mà không được thu tiền!
Ông Phạm Ngọc Ảnh, giám đốc kinh doanh thị trường Đông Dương của Công ty Kềm Nghĩa, nhận xét người tiêu dùng TQ rất thích hàng VN, đó là sự bảo tín về chất lượng. Trên những sản phẩm làm giả, nhái, các cơ sở TQ muốn bán giá cao thường phải in thêm tiếng Việt nên hàng giả thường sai chính tả! Hiện nay dù chưa có mặt tại siêu thị nhưng các sản phẩm của Kềm Nghĩa đã xuất hiện tại các trung tâm đầu nậu về làm đẹp ở Quảng Châu, nơi hàng hóa lan tỏa đi khắp thế giới.
Ông Ảnh cho rằng với một thị trường rộng lớn như Trung Quốc, cần tập trung phát triển theo khu vực. Bước đi ngắn nhất đến thị trường này là thâm nhập các hội chợ, triển lãm quốc tế về ngành hàng mà mình sản xuất.
Hiện nay, hầu hết doanh nghiệp VN khá “nhát tay” nhưng đây chính là sân chơi dành cho các nhà sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh đến đó gặp gỡ. Khi bén rễ thị trường, doanh nghiệp xây dựng mạng lưới phân phối, ưu tiên các kênh phân phối đặc thù như trung tâm làm đẹp, tiệm làm móng..., những nơi có sức ảnh hưởng đến tâm lý tiêu dùng.
Hơn 15 năm bám thị trường này, Bita’s đã đầu tư nhiều công sức, thời gian để tìm hiểu làm đúng những đòi hỏi thị trường thực tế đặt ra. Ông Đỗ Long chia sẻ: thị trường TQ là một thị trường “sống” rất hỗn tạp với đủ sản phẩm chất lượng từ thấp đến cao, vấn đề của doanh nghiệp là thâm nhập phân khúc nào thì phải chứng minh sự vượt trội hơn sản phẩm cùng loại. “Không thể mang “cái rẻ” đi bán ở thị trường TQ mặc dù thị trường này có nhiều hàng rẻ thật” - ông Long nói.

Nguồn yahoo tin tức

27 thg 11, 2011

Ngôi nhà gỗ được trả giá 70 tỷ đồng

Ngôi nhà ba gian được chạm khắc hoa văn tinh xảo, các cột gỗ màu đỏ thẫm, vân nổi như thớ đá. Nhiều người cho đây là gỗ sưa đỏ và sẵn sàng trả giá 60-70 tỷ đồng để được sở hữu. Ngôi nhà cổ được trả giá 70 tỷ đồng
Ngôi nhà gỗ ba gian nằm khuất sâu trong ngõ 102 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Lê Lợi, thành phố Bắc Giang. Nhà được thiết kế vững chãi với 24 cột trụ gỗ bóng loáng, đường kính mỗi cột khoảng 30 cm. Phần mộc phía trong nhà được chạm trổ hoa văn hình đầu rồng...
Cả phần cột lẫn phần khung nhà đều hiện lên một màu đỏ thẫm, khắp không gian ngôi nhà mùi hương gỗ lan tỏa.
Theo ông Khổng Trọng Bình, chủ nhân ngôi nhà, đầu năm 2011, khi ông đang tìm hiểu mua ngôi nhà bằng gỗ để về làm nhà thờ thì nhận được lời giới thiệu của người bạn. Người này có một ngôi nhà ba gian bằng gỗ mua ở Hà Tĩnh, khi mang về dựng thì thấy không phù hợp với diện tích đất nên đã bán lại cho ông Bình.
Ông Bình đã bỏ ra 350 triệu đồng mua ngôi nhà và được giới thiệu toàn bộ ngôi nhà ba gian này bằng lim có niên đại hàng trăm năm tuổi. Sau đó ông thuê 20 thợ mộc giỏi nhất đất Bắc Giang miệt mài dùng lá chuối khô và bàn chải đánh răng lau chùi sạch sẽ để dựng nhà.
Quá trình đẽo đục, nhóm thợ phát hiện đây không phải gỗ lim mà là gỗ sưa đỏ vì càng lau chùi thì những vân gỗ nổi lên như vân đá, rắn chắc và chuyển sang màu đỏ. Do còn hoài nghi, nhóm thợ cưa một mẩu nhỏ để đốt. Mẩu gỗ bốc cháy nhưng không thành than mà thành tàn tro màu trắng như bông và bốc lên một mùi thơm đặc trưng như trầm.
Nhẹ nhàng mở những cánh cửa chính rồi xoa tay vào cột gỗ trước hiên, ông Bình vui vẻ chia sẻ, từ khi dựng xong nhà đến nay, ngày nào ông cũng lau chùi, vệ sinh những cột này. Theo thời gian, vân gỗ nổi lên như những tầng mây. Nhiều người tò mò tìm đến nhà ông Bình để tận mắt chứng kiến, và câu chuyện về ngôi nhà được làm bằng gỗ sưa đỏ được đồn thổi khắp nơi.
Nhiều thợ chuyên về gỗ ở Đồng Kỵ, Bắc Ninh cũng về xem và trả giá ngôi nhà lên tới 50-70 tỷ đồng. "Gần đây nhất, có một người đến xem và hỏi mua cho một người Trung Quốc nhưng tôi từ chối và thậm chí không muốn cho những người này vào xem nhà", ông Bình cho biết.
Là người bán hàng nội thất gỗ hơn 30 năm, chính ông Bình cũng không thể nhận biết căn nhà này có phải là gỗ sưa hay không. Theo kinh nghiệm, ông coi đây là thứ gỗ quý vì từ trước đến nay chưa bao giờ thấy loại gỗ nào chắc chắn, nhẵn bóng, tỏa ra hương thơm và vân gỗ kỳ ảo như thế.
"Dù ngôi nhà có giá trị 70 hay hàng trăm tỷ đồng thì tôi cũng không bán bởi lẽ đây là ngôi nhà dựng lên để thờ cúng tổ tiên, là nét tinh hoa văn hóa của dân tộc, để lưu giữ lại cho con cháu sau này", ông giải thích.
Trao đổi với , ông Nguyễn Văn Phong, nhà nghiên cứu Hán Nôm, Phó giám đốc Bảo tàng tỉnh Bắc Giang, cho rằng căn cứ vào hoa văn, họa tiết chạm khắc của ngôi nhà thì có thể khẳng định đây là nét kiến trúc đặc trưng của cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Những chữ nho khắc trên nóc nhà cho thấy nhà được cất năm Kỷ Mùi 1919.
Ông Phong cho hay, gỗ sưa cũng như các loại gỗ khác dùng để đóng đồ, nhất là đồ thờ cúng, chứ chưa thấy nhà làm bằng gỗ sưa. "Thời gian trước loại gỗ này từng được người Trung Quốc mua với giá cao ngất ngưởng hàng tỷ đồng một mét khối. Tôi nghĩ giá trị thực của nó không đến mức như vậy, đó chỉ là chiêu buôn bán", ông Phong chia sẻ.
Theo một số nhà khoa học, gỗ sưa có màu vàng nhạt, lõi màu thẫm, có mùi thơm như trầm. Đặc biệt nó có vân gỗ bốn mặt chứ không chỉ hai mặt như các loại gỗ khác và khi đưa ra ánh sáng thấy óng ánh 7 màu. Thời vua chúa phong kiến, gỗ sưa dùng để đóng đồ nội thất cao cấp trong cung đình vì nó vừa là hương liệu vừa là dược liệu.
Nguồn yahoo tin tức

26 thg 11, 2011

Đền Bắc Lệ


Đền thuộc xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, thờ bà chúa Thượng Ngàn - một trong ba vị Mẫu vẫn được thờ phụng trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam. Lễ hội đền Bắc Lê được tổ chức trong vòng 3 ngày từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 9 âm lịch hàng năm.
Lễ hội gồm có các phần lễ chính như lễ tắm ngai, lễ chính tiệc, lễ rước. Lễ tắm ngai diễn ra trước lễ rước. Trong đó, người dân lấy nước suối đền Bắc Lệ về lau tượng Mẫu đệ nhất Thượng ngàn và ngai đức vua cha Ngọc Hoàng. Lễ chính tiệc bao giờ cũng có cỗ tam sinh làm vật hiến tế (lợn, gà, cá), ngoài ra còn có nhiều đồ lễ khác như voi, ngựa, thuyền, mũ, hình nhân,... bằng giấy. Cỗ tam sinh cho ban Công đồng, ban Ngũ vị tôn ông, cỗ chay (có khi cả mặn) ban cho Mẫu,... Sau đó, lễ rước Mẫu đi xem hội trong tiếng chiêng, trống rộn ràng. Đoàn rước đến đền Đèo Kẻng (một di tích liên quan đến đền Bắc Lệ) làm lễ đại tế. Tế xong người dân quay về đền Bắc Lệ làm lễ đại tế.
Trong ý thức của người dân địa phương, lễ hội đền Bắc Lệ là cái tết lớn trong năm. Trước đây, trong 3 ngày diễn ra lễ hội, nhà đền tổ chức ăn uống tại đền. Đến nay, người dân chỉ tổ chức vào buổi chiều ngày 20, mọi người cùng tập trung dùng đại tiệc với quan niệm "một miếng lộc thánh bằng một gánh lộc trần". Qua hàng trăm năm, đền Bắc Lệ trở thành điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương, điểm đến của người dân Việt Nam trên mọi miền Tổ quốc với niềm tin chân thành, trong sáng vào Tiên Thánh, vào Mẫu - người Mẹ linh thiêng của dân tộc.

23 thg 11, 2011

Nhà Sàn

Nhà sàn là kiểu nhà được nhiều dân tộc thiểu số Việt Nam sử dụng Bắc – Trung – Nam nơi nào cũng có, tùy vậy nó không tạo nên sự nhàm chán đối với những người say mê tìm hiểu, vì ngoài những nét chung thì mỗi dân tộc lại có lịch sử phát triển với những biến đổi sự hình thành khác nhau và còn căn cứ vào đặc điển địa hình cư trú cũng như quan niệm truyền thống của dân tộc đó.
Nói đến nhà ở của người Xứ Lạng, ta hình dung ra ngay những nếp nhà sàn đơn sơ, mộc mạc, nằm yên bình trong thung lũng đá vôi, bên khe núi … với kiến trúc không nhầm lẫn vào đâu được, được thêu dệt bởi những câu truyện kỳ bí ngay từ thủa xưa.
Truyền thống của người Tày Xứ Lạng, không thể không nói đến nhà sàn. Từ thủa khai thiên lập địa khi con người còn ăn hang ở lỗ, cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên, sau khi tìm được lửa, đẻ bát, đẻ sành, đẻ ninh, đẻ dầu, đẻ đèn ….. có lẽ người Tày đã có nhà sàn. Người ta nói, ngày xưa khi trời đất sinh ra con người, thì cũng đã sinh ra nơi ăn chốn ở cho họ, và ngôi nhà sàn đã gắn vơi dân tộc tày từ đó. Mái ngói âm dương, bếp lửa, bàn thờ tổ tiên, nơi phơi phóng … và cả những chỗ vui chơi được gắn với nhà sàn.
Về mặt tâm linh, người Tày quan niệm có trời trên cao dành cho các vị thần linh; đất dành cho những người đã mất, con người giữa trung tâm trời và đất.
Ngoài tích truyện và quan niệm cổ truyền, nhà sàn người Tày còn thể hiện tính thực tế khi làm ngôi nhà sàn. Căn cứ vào địa hình vùng rừng núi nhiều miền núi dốc, ẩm thấp, thú dữ, mưa lũ nhiều, nên làm nhà sàn vừa có thể tránh lũ, tránh thú dữ vừa cao ráo, thoáng mát, cuộc sống an toàn hơn. Xét theo quan niệm duy vật thì có lẽ đây mới chính là yếu tố chính quyết định kiến trúc ngôi nhà sàn. Như dù xét ở góc độ nào thì ngôi nhà sàn người Tày đều thể hiện được tính ưu việt, đa năng, hữu dụng của nó.
Kiến trúc và họa tiết trang trí truyền thống nhà sàn Tày rất đơn giản không cầu kỳ như nhà sàn một số dân tộc khác, nguyên liệu cơ bản dựa trên những thứ sẵn có trong tự nhiên như: gỗ, tre, nứa, lá, kết hợp với một chút đất đá. Khung nhà sàn được hình thành trên cơ sở các vì trung gian. Đây là loại vì bốn cột: hai cột cái bên trong, đầu cột đấu vào quá giang và đôi đòn tay cái; hai cột cái bên ngoài khớp với chân kèo, cả bốn cột được gia cố liên kết nhau bởi dầm sàn nên càng thêm chắc chắn.
Nhà có bốn mái hoặc hai mái dốc hình mu rùa. Mái được nâng đỡ bằng một bộ xương các vì kèo, được gá tường chừng rất lỏng lẻo vào các vì cột bằng cách sử dụng các khóa hãm. Sàn nhà được làm bằng gỗ hoặc bằng tre. Sàn vừa để ở, vừa đặt bếp, trên sàn để thóc lúa, gầm sàn là nơi cất giữ công cụ lao động, củi đun, nhốt trâu bò, lợn gà, đặt máng vò lúa, cối xay, giã gạo.
Cầu thang chính đặt ở đầu hồi bên phải, nối lên gian nhà ngoài. Cầu thang phụ thường để phía sau. Nói về ngôi nhà sàn còn nhiều có lẽ, trong khuôn khổ bài viết chưa nói hết được.
Ngôi nhà sàn hiện nay, mặc dù chưa mất, nhưng đã không còn giữ được nét duyên xưa./.

22 thg 11, 2011

BÍ MẬT KIẾM TIỀN ( Những nguồn thu nhập của blogger )


Viết blog cũng có thể tạo ra cơ hội kiếm tiền, nhưng vấn đề là blogger kiếm tiền bằng cách nào, nguồn thu nhập đến từ đâu. Đấy mới chính là phần mà hầu hết những người mới bước chân vào “nghề “ băn khoăn. Bài viết này sẽ chỉ ra các cách mà blogger thành công dùng để kiếm tiền từ blog.
Các chương trình quảng cáo – Đây có lẽ là dạng kiếm tiền rõ ràng nhất mà ai cũng thấy .Blogger dùng các vị trí trên website của mình để làm nơi đặt quảng cáo. Có rất nhiều dạng quảng cáo khác nhau cho blogger lựa chọn, trong đó được sử dụng nhiều phải kể đến Google Adsense, Bidvertiser, Adbrite, gần đây có thêm nhiều mạng lưới quảng cáo khác được lập ra và hoạt động khá mạnh như Chitika, Text link ads …
1.              Quảng cáo trên RSS – Các tin dạng RSS cũng có thể làm nơi đặt quảng cáo ,dạng quảng cáo trên RSS thường không hiệu quả như quảng cáo trực tiếp trên website n hưng điều đó không có nghĩa là nó không thể sinh lợi .
2.              Tài trợ - Cách này áp dụng với các blog có lượng người truy cập cao . Các doanh nghiệp trả tiền trực tiếp cho các blogger để được quảng cáo trên blog của họ. Hình thức quảng cáo rất đa dạng và phong phú, có thể là một bài viết về sản phẩm của công ty kia, có thể là mua 1 vị trí đặt banner quảng cáo … Hình thức này đang phát triển mạnh và mang lại nguồn thu nhập khá lớn cho các blogger.
3.              Các chương trình Affiliate - Các blogger được trả tiền hoa hồng khi khuyến khích người mua hàng hóa hoặc sản phẩm và dịch vụ của công ty . Kiểu kiếm tiền này ra đời cũng được khá lâu và cũng là một trong những hình thức kiếm nhiều tiền nhất của các blogger. Nổi bật nhất trong các chương trình affiliate là các chương trình của Amazon, Linkshare, Clickbank và Commission Junction.
4.              Các tài sản kĩ thuật sô – Các tài sản này có thể là các ebook của các blogger, các khóa học ,khóa đào tạo từ xa…. Được thực hiện bởi chính blogger đó. Mỗi khóa học này có thể có nhiều học sinh theo học và do đó mang lại một nguồn thu cho các blogger.
5.              Các mạng lưới blog ( Blog Network ) – Blog network ngày càng trở nên phổ biến và từ đó cũng tạo ra cơ hội kiếm tiền cho các blogger. Khi blogger tham gia các mạng lưới blog ,thì các mạng lưới này sẽ trực tiếp kiểm tra các blog và lo trọn gói phần quảng cáo trên các blog thành viên, họ sẽ đi tìm và làm việc với các nhà quảng cáo và đặt quảng cáo trên blog của bạn, còn việc của bạn thì chỉ đơn giản là viết blog mà thôi. Lợi nhuận thu được từ quảng cáo sẽ được họ giữ lại một phần, còn phần còn lại thì trả cho blogger.
6.              Viết blog cho các doanh nghiệp – khi blog ngày càng phát triển với các lợi thế của nó thì các công ty cũng bắt đầu nghĩ đến lập blog cho công ty của mình. Một số công ty cũng đã có đội ngũ nhân viên chăm lo cho blog – và phần lớn đội ngũ này được thuê hoặc tuyển từ các blogger chuyên nghiệp.
7.              Viết những thứ khác ngoài blog – Một blogger thành công có thể được thuê để viết báo, tạp chí …thậm chí có người còn làm hẳn nhà văn viết sách .
8.              Ủng hộ – Trên các bài viết của blog có thể có mục ủng hộ, khi một người nào đó thích bài viết này thì họ có thể click vào nút donation để ủng hộ một ít tiền cho blogger đã bỏ tâm sức ra viết. Tất nhiên đây không phải là nguồn thu nhập đáng kể, nhưng cũng là có thu nhập .
9.              Bán blog – Từ năm 2005 trở đi ,việc này trở nên khá phổ biến  Khi một blog phát triển lên mức cao, blogger có thể suy nghĩ đến việc bán nó cho các công ty hoặc tổ chức khác muốn mua.
10.          Người bán hàng – Blogger có thể dùng chính blog của mình làm công cụ bán các mặt hàng của mình. Chẳng hạn, bán sách, đĩa, thậm chí quần áo, trang sức. Với lợi thế về số người truy cập, một số blogger đã rất thành công với cách làm này.
11.          Cố vấn và nói chuyện – Khi một blog đã đạt đến mức phát triển cao , thì blogger đó có thể chuyển sang làm tư vấn vì với một blog đạt mức phát triển cao như vậy, blogger có thể được xem như một chuyên gia trong lĩnh vực là chủ đề của blog, và đó là lý do tại sao họ được trả tiền để làm việc như một nhà tư vấn thực thụ.

SỰ TÍCH NÀNG TÔ THỊ

Chếch về phía tây bắc núi Tam Thanh là Núi Tô Thị đã đi vào truyền thuyết của dân tộc. Trên đỉnh núi có tảng đá tự nhiên giống hình người phụ nữ bồng con nhìn về phương xa. Từ xưa, tảng đá hình người đã được gắn với truyện cổ tích nàng Tô Thị bồng con chung thủy đứng chờ chồng đi đánh trận Phương Bắc. Chờ mãi không được, nàng cùng con đã hóa đá. Vì thế nên người đời cũng gọi tảng đá là nàng Tô Thị. Trải qua bao năm tháng, do tác động của thiên nhiên và con người, di tích này đã bị hủy hoại. Tỉnh Lạng Sơn đã cho dựng lại như nguyên bản để gìn giữ một di tích đã đi vào tình cảm của người dân Việt Nam
Ngày xưa ở trấn Kinh Bắc có một người đàn bà góa chồng từ sớm, ngày ngày đi mò cua bắt ốc để nuôi hai con: một trai, một gái. Trong khi mẹ ra đồng, Tô Văn, đứa con trai độ mười tuổi và Tô Thị, đứa con gái chừng tám tuổi, ở nhà tha hồ đùa nghịch với nhau, không ai ngăn nổi.
Một hôm, Tô Văn chơi ném đá, rồi không biết ném thế nào trúng ngay vào giữa đầu em. Tô Thị ngã vật xuống đất, ngất đi, máu ra lênh láng. Tô Văn thấy thế sợ quá, chạy một mạch ra đường, không còn dám ngoái cổ lại.
May sao, sau khi xảy ra tai nạn, một bà hàng xóm chạy sang lấy lá thuốc dấu rịt cho Tô Thị, cầm ngay được máu. Ðến khi người mẹ đi mò cua về thì thấy con gái đã ngồi dậy được.
Nhưng còn Tô Văn thì biệt tăm, ngày một ngày hai cũng không thấy thằng bé trở về, tìm khắp nơi cũng không thấy. Người mẹ nhớ con, sinh ra buồn phiền, ngày một héo hon, chẳng bao lâu ốm nặng rồi chết, bỏ lại Tô Thị một mình. Ðứa con gái nhỏ được mấy người láng giềng cho ăn trong ít ngày, rồi hai vợ chồng người chủ hàng cơm đem đứa bé về nuôi để sai vặt. Sau đó, hai vợ chồng người chủ hàng cơm lên xứ Lạng mở hàng nem, đem Tô Thị đi theo.
Lớn lên, Tô Thị xinh đẹp, lại nết na, siêng năng, nên được nhiều người để ý. Dành dụm được ít vốn, nàng nghĩ cách tự làm ăn lấy. Bấy giờ hai vợ chồng người chủ hàng cơm đã có con cái đỡ đần, nên khi nàng xin ra ở riêng, bố mẹ nuôi đều ưng thuận.
Ðã học được nghề làm nem, Tô Thị liền mở cửa hàng nem ở Háng Cưa ( chợ muối ) tại Kỳ Lừa. Nàng làm nem rất khéo. Cửa hàng của nàng mỗi ngày một đông khách. Người ta đến để thưởng thức nem ngon, cũng có người vừa thích nem vừa mê bóng mê gió cô hàng. Chiều khách thì thật là khéo chiều, nhưng cô hàng rất đứng đắn, làm cho mọi người đều vị nể.
Thấm thoắt Tô Thị đã hai mươi tuổi. Tuy có nhiều mối manh, nhưng nàng chưa thuận nơi nào.
Một hôm, có một thanh niên tuổi ngoài hai mươi, vẻ người tuấn tú, đem thuốc Bắc từ Cao Bằng về Lạng Sơn bán. Nghe nói ở Háng Cưa Kỳ Lừa có hàng nem ngon, lại có chỗ trọ rộng rãi, chàng liền tìm đến. Chàng thấy nem quả thật là ngon và cô hàng cũng thật tươi. Biết cửa hàng một lần, hai lần, rồi cứ mỗi lần mang thuốc về Lạng Sơn bán, chàng lại đến hàng nem. Chàng thanh niên và Tô Thị trở nên thân thiết, trước còn mến nhau, sau yêu nhau...
Hai người lấy nhau được hơn một năm thì Tô Thị có mang, sinh được một gái. Hai người yêu nhau rất mực, lại được thêm mụn con, mối tình càng khăng khít.
Một hôm, người chồng về nhà, thì vợ đang gội đầu ở ngoài hè. Chàng vừa bế con ngồi trên bực cửa xem vợ gội đầu, vừa kể chuyện cho vợ nghe. Chợt thấy đầu vợ có cái sẹo to, chàng nói:
- Ðầu mình có cái sẹo to, thế mà bây giờ tôi mới biết.
Thấy chồng hỏi một cách ân cần, nhân vui câu chuyện, Tô Thị kể tỉ mỉ cho chồng nghe những chuyện xảy ra hồi nàng còn bé. Câu chuyện càng đi sâu, người chồng càng lộ vẻ buồn. Trấn Kinh Bắc, nơi quê cũ, người anh đi mất tích, mẹ chết, theo vợ chồng người chủ quán lên xứ Lạng, rồi ở luôn đây cho đến bây giờ...
Biết bao đau thương, buồn thảm. Chàng tự nhủ thầm: "Sao mình lại không là một kẻ khác mà lại là Tô Văn! Thôi mình đã lấy lầm em ruột mình rồi!... Chàng hồi nhớ lại những ngày xa xăm, cái ngày chàng lỡ tay ném đá vào đầu em, tưởng em chết, nên đã chạy trốn, đi lang thang không dám trở về nhà, rồi được một người Trung Quốc buôn thuốc Bắc đem về nuôi ở Trùng Khánh, thuộc tỉnh Cao Bằng. Lớn lên, Văn theo họ bố nuôi là họ Lý. Chàng thường đem hàng xuống Lạng Sơn bán và chỉ ở đây một vài ngày là hết hàng. Ngoài con đường Lạng Sơn - Cao Bằng, Cao Bằng - Lạng Sơn, chàng cũng không đi đến đâu cả. Hơn mười năm qua, chàng yên trí gia đình mình ở miền xuôi không còn một ai nữa; quê cũ đối với chàng bây giờ như trong sương mù, không còn tưởng nhớ để làm gì!...
Văn nghĩ ngợi, rầu rĩ, nhưng Tô Thị mải chải đầu, quấn tóc, không để ý đến. Nàng vẫn vui vẻ, hồn nhiên không biết chồng mình đang ở vào những phút buồn phiền ghê gớm. Thấy Tô Thị ngây thơ, vui vẻ như thế, Tô Văn càng không muốn để nàng biết sự thực. Không thể để cho người em gái mình còn non trẻ như thế kia biết, chàng quyết tâm gỡ mối cho xong. Thôi hay là lại đi biệt chuyến nữa, em gái mình trẻ trung, xinh đẹp dường ấy, làm gì chả lấy được một người chồng khác, Văn nghĩ thế, rồi anh nghĩ cách để đi.
Giữa lúc tâm trạng Văn như thế thì có việc bắt lính thú. Anh xin đăng lính, không bàn với vợ nửa lời. Mãi đến lúc sắp lên đường anh mới nói với vợ:
- Anh đã đăng lính rồi, em ạ. Sớm mai thì lên đường. Ði chuyến này ba năm, có khi sáu năm mới về, và cũng có khi lâu hơn... Mình ở nhà nuôi con; còn về phần mình, mình cứ tự định liệu, nếu nhỡ ra...
Tô Thị nghe chồng nói như sét đánh ngang tai, không hiểu sao đang sống yên vui với nhau mà chồng mình lại bỏ đi một cách kỳ lạ như thế! Nàng khóc ấm ức, khóc hoài, khóc mãi không nói nửa lời. Còn Văn chỉ những bứt rứt âm thầm, cho việc mình đi như vậy là giải thoát.
Từ ngày chồng đi rồi, Tô Thị chẳng thiết gì đến việc bán hàng. Ngày ngày nàng bế con lên chùa Tam Thanh cầu cho chồng được tai qua nạn khỏi, chóng được trở về, cùng nhau sum họp.
Nhưng ba năm qua, bốn năm qua, nàng cũng chẳng thấy chồng về. Có mấy kẻ phao tin là chồng nàng chết, muốn hỏi nàng làm vợ, nhưng nàng nhất định chối từ. Có một tên kỳ hào tiếng là hống hách trong vùng muốn hỏi nàng làm vợ kế. Hắn có thế lực và rất tàn nhẫn. Nàng thương con còn thơ dại, không dám chối từ ngay, sợ rước vạ vào thân, chỉ tìm cách khất lần. Nhưng khất lần mãi cũng không được, nên cuối cùng nàng đành hẹn với nó một kỳ hạn, để về sau tìm kế khác. "Biết đâu đến ngày ấy, chồng mình lại chả về!" - Nàng nghĩ thế.
Rồi kỳ hạn cũng hết, nàng trông đợi chồng đỏ cả mắt mà chàng vẫn không về cho. Nàng ôm con lên chùa Tam Thanh kêu cầu. Hôm ấy, trời nổi cơn giông. Nàng nhớ chồng, thương thân, bế con ra ngoài chùa, trèo lên một mỏm đá cao chót vót, nhìn về hướng chồng đi. Mây đen kéo đầy trời. Gió rít lên từng hồi qua khe đá. Mưa như trút nước. Chớp lòe khắp núi. Nàng vẫn bế con đứng trơ trơ, đăm đăm nhìn về hướng chồng đi. Toàn thân quả núi rung chuyển dưới những luồng sét dọc ngang. Mưa mỗi lúc một to. Tô Thị vẫn bế con đứng trơ trơ trên mỏm đá cao chót vót.
Sáng hôm sau, mưa tạnh, gió yên, mặt trời tỏa ánh sáng xuống núi rừng. Nàng Tô Thị bế con đã hóa đá tự bao giờ. 

21 thg 11, 2011

Núi Mẫu Sơn

Núi Mẫu Sơn là vùng núi cao chạy theo hướng đông-tây, nằm ở phía đông bắc tỉnh Lạng Sơn thuộc địa phận chính của 3 xã: Mẫu Sơn, Công Sơn huyện Cao Lộc và xã Mẫu Sơn huyện Lộc Bình, nằm cách thành phố Lạng Sơn 30 km về phía đông, giáp với biên giới Việt-Trung. Đây là vùng núi cao của tỉnh, có địa hình đa dạng, độ cao trung bình 800 – 1.000 m so với mặt nước biển, bao gồm một quần thể 80 ngọn núi lớn nhỏ với đỉnh cao nhất là Phia Po (1.541 m, còn gọi là đỉnh Công hay Công Sơn), đỉnh Pia mê cao 1520 m... Diện tích khu Mẫu Sơn khoảng 550 km². Khu dân cư sống rải rác gần khu rừng trồng, thuộc vành đai thấp với độ cao không quá 700 m so với mặt nước biển.
Về mùa đông có những năm nhiệt độ ở Mẫu Sơn xuống tới nhiệt độ âm và có thể có tuyết rơi, băng đá. Nhiệt độ trung bình ở đây là 15,5°C, đỉnh núi quanh năm có mây phủ.
Vùng núi này là nơi cư trú của các dân tộc Dao, Nùng, Tày. Từ năm 1925-1926 ở đây đã có 16km đường giao thông nối từ quốc lộ 4a lên đến đỉnh núi. 1935 người Pháp đã quy hoạch và xây dựng tại đây nhiều nhà nghỉ. Ngày nay tỉnh Lạng Sơn đang cho xây dựng những công trình phục vụ cho việc nghỉ dưỡng và đón khách du lịch.
Mẫu Sơn nổi tiếng với các sản vật chè tuyết sơn, gà sáu cựa, chanh rừng, ếch hương, lợn quay, dê núi, rượu Mẫu Sơn, đào chuông Mẫu Sơn, dịch vụ tắm thuốc của đồng bào Dao... và nhiều sản vật theo mùa khác của khu du lịch Mẫu Sơn. Khu du lịch Mẫu Sơn đã đ­­uoc Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn quy hoạch thành Khu du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, leo núi thám hiểm và du lịch văn hoá. Khu du lịch có diện tích trên 20ha ở độ cao trung bình t­ù 800 - 1200m so với mặt n­uóc biển, có hệ thóng nhà nghỉ, nhà hàng, khách sạn, bãi cắm trại... đạt tiêu chuẩn phục vụ du khách du lịch.

Danh thắng Nhất - Nhị - Tam Thanh

Danh thắng động Nhất - Nhị - Tam Thanh nằm trải dài theo dãy núi vòng cung phía Tây Bắc của thành phố Lạng Sơn và được mệnh danh là Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng, gồm 4 điểm là: Động Nhị Thanh, Động Tam Thanh, Thành nhà Mạc và Nàng Tô Thị.
Danh thắng Nhị Thanh được phát hiện và tôn tạo bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 do công của Ngô Thì Sỹ - một vị quan triều Lê, được cử lên Lạng Sơn làm quan Đốc Trấn. Bên cạnh việc chăm lo giữ gìn biên ải và an dân, ông đã phát hiện ra động Nhị Thanh, đặt tên cho động đồng thời cho tôn tạo, biến nơi đây thành một nơi sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân.
Việc sửa sang động Nhị Thanh được tiến hành vào năm 1779, sau đó Ngô Thì Sĩ lập ra chùa Tam Giáo nằm ở thế đất cao bên phải cửa động. Chùa thờ 3 vị Thánh của 3 đạo là Khổng Tử (Đạo Nho), Đức Phật tổ Thích Ca (Đạo Phật) và Tổ Đạo Lý Lão quân (Đạo Giáo).
Bạn sẽ phải ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tự nhiên của Động Nhị Thanh. Những dải nhũ đá rủ xuống khiến ta liên tưởng như đang lạc vào một mê cung. Chạy dọc theo động là dòng suối Ngọc Tuyên, nước xanh biêng biếc, phần đọng lại trước cửa động tạo thành Ao Nhất Bình thơ mộng.
Ở giữa hang có một khoảng đất rộng gọi là "sân khấu", có ánh sáng từ cửa Thông Thiên rọi chiếu thật huyền ảo. Tại "sân khấu" này, Ngô Thì Sĩ đã từng mở tiệc thết đãi và thưởng thức các chương trình thơ ca, đàn hát…
Nơi đây còn lưu giữ nhiều bút tích của Ngô Thì Sỹ trên các văn bia, các bức đại tự, vòm động… Ngay vòm cửa động còn lưu giữ một bức hoạ vẽ Ngô Thì Sỹ uy nghi, trang trọng. Bức hoạ là ước vọng của ông được muôn thuở hoà vào hang núi để tiêu dao. Xúc động trước những tình cảm đó, nhân dân lập bàn thờ ông ở đây và gọi là Di Ái Đường.
Tại cửa sau của Nhị Thanh, bạn sẽ nhìn thấy Tam Thanh, Chùa Tam Thanh (Thanh Tiên tự). Ngôi chùa này được lập vào khoảng thế kỷ 16, 17 để thờ Phật. Tại chùa còn lưu giữ nhiều di vật quý. Đặc sắc nhất là bức tượng phù điêu A Di Đà được tạc vào vách núi có niên đại từ thế kỷ 17, đây là một kiệt tác nghệ thuật chứa đựng những giá trị lịch sử và thẩm mỹ sâu sắc.
Chùa Tam Thanh nằm trong Động Tam Thanh. Động có vòm cao, rộng. Đi sâu vào trong động đến khu vực "sân khấu" sẽ có hai cửa thông thiên. Ánh sáng từ hai cửa này soi rọi vào động làm cho những nhũ đá ngời lên đẹp lạ thường. Trong hang còn có nhiều hình đá mà thiên nhiên ban tạo thật kỳ diệu.
Đi hết cửa thông thiên của Động Tam Thanh, chúng ta sẽ đến Lầu Vọng Thị. Từ đây nhìn chếch về phía Đông Bắc, du khách sẽ được thấy hòn Vọng Phu – Nàng Tô Thị. Song song với nàng Tô Thị là Thành nhà Mạc cổ kính, rêu phong- một kiến trúc thời phong kiến VN thế kỷ 16.
Có thể nói du khách đến với Xứ Lạng không thể không đến khu danh thắng Nhất - Nhị - Tam Thanh - Đệ nhất bát cảnh Xứ Lạng. Du khách sẽ thấy mình như được tĩnh lòng hơn để nhớ về một giai đoạn lịch sử, thủa khai sơn của cha ông ta và sẽ càng thêm hiểu, thêm yêu Xứ Lạng.

Địa danh Xứ Lạng

Thiên nhiên đã ban tặng cho Lạng Sơn không chỉ là cái thế trải rộng mênh mông mà là sự hội tụ của núi non, sông nước, thành quách, phố phường. Những nét độc đáo này chính là những ấn tượng khó quên của du khách thập phương về hình ảnh xứ Lạng thân thương, hiền hòa, sơn thủy hữu tình với những cảnh đẹp nổi tiếng.  
Những cảnh đẹp nổi tiếng được tạo hoá ban tặng
Khi nói đến các địa danh nổi tiếng của Lạng Sơn, trước hết phải kể đến quần thể hang động Nhị - Tam Thanh và tượng đá Tô Thị Vọng Phu. Từ thế kỷ XVIII, nhà thơ, nhà chính trị Ngô Thì Sĩ đã từng gọi Nhị - Tam Thanh là một trong những "Trấn doanh bát cảnh" của xứ Lạng.
Động Tam Thanh là thắng cảnh tự nhiên với muôn trùng nhũ đá thiên tạo, trong động có hồ Cảnh hay còn gọi là hồ Âm Ty, nước trong xanh quanh năm không bao giờ vơi cạn. Gần cửa sau của động, cửa Thông Thiên hướng thẳng lên đỉnh núi. Qua bao thăng trầm, đến nay, động Tam Thanh vẫn xứng với lời văn bia tiền nhân đã khắc ghi: "Động này là kỳ quan do trời đất tạo ra, nơi đây là thắng cảnh của vùng đất thiêng, người giỏi, thực khó mà mô tả, tô vẽ được" ( bia số 1 Tam Thanh - năm 1918). Ngoài ra, chùa Tam Thanh nằm trong động Tam Thanh là danh thắng mang giá trị văn hóa, nghệ thuật. Nổi bật nhất trong chùa là hệ thống văn bia ghi lại quá trình tôn tạo chùa và cảm tác của các văn nhân, thi sĩ qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Nằm cạnh động - chùa Tam Thanh là động Nhị Thanh với chùa Tam Giáo. Một bát cảnh mà Ngô Thì Sĩ có công phát hiện, tôn tạo để làm "Trấn đốc Lạng Sơn" trong giai đoạn 1777 - 1780. Động Nhị Thanh là một hang đá tự nhiên, phía trên là các hòn đá với nhiều hình dáng kỳ vĩ, phía dưới là con suối dài 500 m, nước chảy róc rách. Trước đây, động là nơi đàm đạo, thưởng ngoạn của các tao nhân. Đến nay, động Nhị Thanh còn lưu lại dấu tích "Thạch Miên am" (tức Am ngủ trên đá), "Thụy Tiền hiên" (tức Hiên ngủ bên suối). Điều quý giá nhất ở động Nhị Thanh là 20 bia Ma Nhai tạc trên vách đá, ghi bút tích của các danh nhân, thi sĩ, quan lại qua các thời kỳ. Chính giữa động lưu giữ tượng truyền thần của Ngô Thì Sĩ tạc từ năm 1779, có giá trị mỹ thuật - lịch sử cao.
Sẽ là thiếu sót nếu như không nhắc đến tượng đá nàng Tô Thị với truyền thuyết về tấm lòng son sắt của người phụ nữ Việt Nam. Đại thi hào Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều đã để lại bài thơ "Đá vọng phu" với 2 câu kết:
"Bốn trời đồi núi mênh mông
Riêng người phụ nữ gương lành treo cao".
Ngay dưới chân núi Tô Thị là một eo núi còn lưu giữ 2 đoạn tường thành xây bằng đá với nhiều lỗ châu mai. Đó là dấu tích của thành nhà Mạc, một di tích kiến trúc quân sự phản ánh một thời kỳ nội chiến tương tàn trong lịch sử Việt Nam. Thành nhà Mạc ở Lạng Sơn là căn cứ quân sự hiểm yếu, trấn giữ con đường độc đạo nối giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Dòng Kỳ Cùng thơ mộng cùng chùa Tiên, giếng Tiên
Rời quần thể danh thắng Nhị - Tam Thanh và nàng Tô Thị, du khách có thể qua sông Kỳ Cùng để đến núi Đại Tượng nổi lên giữa cánh đồng phía nam thành phố Lạng Sơn, nơi có chùa Tiên, giếng Tiên, từng nổi tiếng trong "Bát cảnh". Động chùa Tiên, nằm lưng chừng núi, lối đi lên có 64 bậc. Cửa chính của động quay hướng bắc, cửa phụ quay hướng đông. Động Chùa Tiên là hang đá khổng lồ với nhiều khoang lớn nhỏ khác nhau, có lối đi xuống hồ Thu Thủy, có cửa thông lên đỉnh núi. Trong động có nhiều thạch nhũ với hình ông Tiên, con voi, chim nhạn rất sinh động. Phía ngoài động có một mạch nước không bao giờ cạn, tương truyền đó là giếng Tiên gắn liền với truyền thuyết ông Tiên giúp dân nguồn nước chống hạn. Cũng như quần thể Nhị - Tam Thanh, động chùa Tiên - Giếng Tiên không chỉ là cảnh đẹp mà còn là di tích lịch sử - văn hóa - tôn giáo có giá trị.
Không chỉ có thế, thành phố Lạng Sơn còn rất nhiều điểm du lịch níu chân du khách như bến đá Kỳ Cùng nằm cạnh cầu Kỳ Cùng, một trong "Bát cảnh" mà xưa kia cụ Ngô Thì Sĩ gọi là "Kỳ Cùng thạch độ". Khúc sông Kỳ Cùng nơi đây có nhiều tảng đá chắn ngang giữa lòng, lô nhô giữa mặt nước, bờ sông. Đến bến đá Kỳ Cùng, du khách có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc kiểu chữ "Đinh" của đền Kỳ Cùng ngay cạnh đó. Nghinh môn của đền gắn liền với không gian chính gồm 3 cửa xây vòm cuốn, 2 trụ gạch vuông bổ gờ soi, phía trên đắp nổi các hoa văn, trên cùng là một bộ tam khí gồm có: đỉnh và hai lọ hoa thờ hai bên. Phía ngoài tả hữu có hai tháp chồng diêm dùng để treo chuông và trống.
Bên này sông Kỳ Cùng - khu vực hành chính của thành phố - là Đoàn Thành Lạng Sơn. Thời phong kiến, đây là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của Lạng Sơn. Đoàn Thành có vị trí quan trọng trong việc trấn giữ, phòng thủ quân sự nơi cửa ngõ đất nước, nằm trong thung lũng thành phố Lạng Sơn, xung quanh có núi bao bọc. Qua những thăng trầm của lịch sử, Đoàn Thành bị phá hủy rất nhiều, vết tích còn lưu lại là 2 cửa thành cổ. Móng thành được xây bằng đá xanh, cổng xây vòm cuốn, chiều cao từ chân đến đỉnh thành là 5 m, chiều rộng 4 m.
Lên đỉnh Mẫu Sơn, chiêm ngưỡng sự bao la của đất trời
Nếu muốn tìm nơi để nghỉ ngơi sau những ngày làm việc mệt nhọc, du khách có thể lên núi Mẫu Sơn thuộc xã Mẫu Sơn (huyện Lộc Bình), cách thành phố Lạng Sơn khoảng 30 km. Từ xa xưa, Mẫu Sơn đã có huyền thoại kỳ bí, nay trở thành điểm du lịch hấp dẫn của khách thập phương bởi môi trường sinh thái trong lành.
Dãy núi Mẫu Sơn cao trên 1.500 m so với mặt nước biển. Vào buổi sáng, tại chân núi xuất hiện hình ảnh "mây ôm ấp núi", đến độ cao 800 m, cảm giác lạ thường sẽ xuất hiện trong du khách khi phóng tầm mắt ngắm nhìn núi non trùng điệp. Khi lên tới đỉnh núi, du khách có thể thả hồn chiêm ngưỡng sự bao la, hiền hòa của đất trời và ngắm nhìn thành phố Lạng Sơn bằng mắt thường cách xa khoảng 20 km theo đường chim bay. Đặc biệt, ở Mẫu Sơn, khi nhiệt độ dưới OoC, thậm chí âm 6oC, băng tuyết xuất hiện là lúc Mẫu Sơn trở nên trắng xóa.
Lên Mẫu Sơn, du khách còn được tìm hiểu nét văn hóa độc đáo của các dân tộc Dao, Mông, Nùng hay thưởng thức các món ăn dân tộc vùng cao như "rau sạch", đặc sản ếch Hương, quả đào Mẫu Sơn thơm ngon,... Thú vị hơn, du khách có thể vừa ngắm cảnh thiên nhiên hùng vĩ, vừa thưởng thức ly rượu Mẫu Sơn, loại rượu đặc sản mà chỉ thứ men có thành phần của một số loài thảo mộc trên núi Mẫu Sơn mới có và chỉ dùng nguồn nước chảy từ Núi Mẹ để chưng cất. Ai đã từng uống loại rượu này mới cảm nhận được hương mùi sắc của ngọn núi Mẫu Sơn như câu ca dao:
"Ai lên xứ Lạng cùng anh
Bõ công bác mẹ sinh thành ra em
Tay cầm bầu rượu nắm nem
Mải vui quên hết lời em dặn dò..."
Ngoài các danh lam thắng cảnh, di tích trên, du khách đến với Lạng Sơn không thể không đến đền, chùa và tham dự các lễ hội đặc sắc như: lễ hội ải Chi Lăng, hội chùa Bắc Nga, chùa Tam Thanh, chùa Thành, hội đền Tả Phủ,... nghe các điệu hát sli, lượn, then của các dân tộc anh em Tày, Nùng, Dao, Hoa , Cao Lan,...
Trước khi chia tay với xứ Lạng, du khách chớ quên đi dạo các chợ Kỳ Lừa, Đông Kinh, Đồng Đăng,... với hàng trăm món hàng phong phú, đa dạng, thăm các cửa khẩu quốc tế, quốc gia. Tại đây, du khách có thể cùng lúc thoả mãn thú vui du lịch và sở thích mua sắm, từ những vật kỷ niệm đến các loại hàng hóa thiết yếu phục vụ sinh hoạt hàng ngày.
Ở Lạng Sơn, gần như về hướng nào, đến địa phương nào, du khách cũng có thể tham gia vào các tua du lịch lý thú với nhiều loại hình hấp dẫn. Mỗi mảnh đất nơi đây đều có những cảnh đẹp mê hồn, những dấu ấn của lịch sử, những di tích thắm đượm chủ nghĩa yêu nước và cách mạng nồng nàn với hang Thẩm Khuyên, Thẩm Khoách ở huyện Bình Gia đã đi vào lịch sử nhân loại; ải Chi Lăng lẫy lừng chiến công chống quân xâm lược Minh; Văn Lãng quê hương đồng chí Hoàng Văn Thụ; châu Bắc Sơn xưa vẫn âm vang cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên dưới sự lãnh đạo của Đảng; đường số 4 vẫn sáng ngời chiến công biên giới,...
Nếu du lịch biển, đảo hấp bởi sự náo nhiệt, thì đến với Lạng Sơn, du khách sẽ được thưởng thức các chuyến du lịch mang âm hưởng của núi rừng. Những vẻ đẹp thiên tạo từ hang động, những hình thù và màu sắc rực rỡ, cảm giác linh thiêng khi ghé thăm các chùa tại Lạng Sơn, tìm hiểu nét văn hoá độc đáo của đồng bào các dân tộc hay nghiêng ngả say trong men rượu trên đỉnh Mẫu Sơn,... là những ấn tượng sẽ còn đọng lại trong lòng du khách khi tạm biệt xứ Lạng thân thương
( Nguồn bài viết : http://www.langson.gov.vn )